Hướng tạo tài khoản MySQL mới với phpMyAdmin trên XAMPP

05:30 Thêm bình luận

Như các bạn đã biết tài khoản root là tài khoản có quyền cao nhất trong các Server Linux nói chung và MySQL nói riêng, tài khoản này có thể thực hiện mọi thao tác quản trị hệ thống, quản trị cơ sở dữ liệu, quản trị các tài khoản người dùng,... Vì nhu cầu công việc nên bạn giao cho một người khác tài khoản này để quản trị thì rất nguy hiểm cho hệ thống Server của bạn, nếu họ cẩn thận và có kiến thức thì không nói đến, nhưng cũng trừ trường hợp trong nhất thời lỗ mãn họ sẽ gây thiệt hại lớn cho bạn, gây mất dữ liệu hoặc thậm chí lỗi cả một hệ thống.


Để giải quyết vấn đề trên chúng ta cần tạo ra một tài khoản khác cho người dùng nhất định, giới hạn quyền, chức năng quản trị trong phạm vi sử dụng nhất định như vậy sẽ an toàn cho hệ thống của bạn hơn. Ngoài ra, trong bài viết Hướng tạo tài khoản MySQL mới với phpMyAdmin trên XAMPP này chúng tôi còn giúp nâng cao hơn một kiến thức quản trị cơ sở liệu nữa nhé.

Làm thế nào để tạo tài khoản MySQL mới ?

Trước khi bất đầu tạo tài khoản mới các bạn cần thiết lập mật khẩu an toàn cho tài khoản root của bạn, nếu bạn chưa làm việc ấy có thể xem thêm bài Hướng dẫn đặt và đổi mật khẩu phpMyadmin của chúng tôi, việc này giúp hệ thống bạn bảo mật được tốt hơn và cần thiết nhé.

Nếu các bạn không giỏi tiếng anh cũng có thể đổi sang ngôn ngữ Tiếng Việt trên phpMyAdmin để trong quá trình tạo tài khoản tốt hơn.

Đầu tiên, các bạn vào phần User Account (tài khoản người dùng) tại đây các bạn sẽ thấy danh sách các tài khoản của MySQL có trong hệ thống của bạn.


Để tạo tài khoản mới các bạn chọn tiếp vào dòng Tạo tài khoản người dùng mớinhư phần số 2 hình trên.


Tiếp theo, nhập thông tin cho tài khoản mới bạn muốn tạo.
Tài khoản: Username bạn muốn tạo.
Tên máy: chọn nội bộ.
Mật khẩu: Nhập Password cho User đó.
Gõ lại mật khẩu trên.
Lưu ý: tại dòng Tạo mật khẩu sẽ bỏ trống và tiếp tục xuống phía dưới.


Khu vực phân quyền và chức năng này rất quan trọng vì vậy các bạn cần chọn thật kỹ những quyền mà bạn cần cấp cho user mới, để giới hạn quyền đặc các giá trị tại ô Giới hạn quyền là 1 (Có), nếu không muốn giới hạn quyền đặc là 0 (Không).

Các bạn có thể tìm thêm tài liệu về những phần này trên internet, thông thường chúng tôi tạo full quyền thì tích vào dấu Theo dõi bảng sẽ chọn hết tất cả chức năng phía dưới.


Tiếp theo, đây là bảng chứng chỉ SSL thông thường trên localhost các bạn không cần quan tâm đến phần này, nhấn Thực hiện để quá trình tạo tài khoản mới hoàn tất.


Quá trình tạo tài khoản mới của chúng tôi đã thành công, để xác nhận lại tài khoản mới này có hoạt động được hay không ? Các bạn hãy đăng xuất tài khoản root khỏi phpMyAdmin và đăng nhập vào tài khoản mới tạo.

Để đăng xuất tài khoản khỏi phpMyAdmin các chọn vào icon đăng xuất như hình dưới, vấn đề này rất đơn giản nhưng rất nan giải đây :D


Hãy thử đăng nhập vào tài khoản mới bạn vừa tạo và kiểm tra xem mọi thứ có hoạt động tốt hay không.


Tại bảng thông tin cơ sở dữ liệu sẽ là thông tin MySQL của bạn, khoản của chúng tôi đã đăng nhập thành công và mọi thứ đều hoạt động tốt. Kết thúc bài tại đây nếu có thắc mắc hãy để lại comment phía dưới chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn.

Hướng dẫn tăng giới hạn upload Phpmyadmin trên Xampp

05:14 Thêm bình luận
Nhiều bạn muốn tăng giới hạn upload Phpmyadmin trên Xampp nhưng không biết cách hoặc upload file với dung lượng lớn. Nếu các bạn chưa hiểu rõ thì dưới đây là hướng dẫn của chúng tôi về cách tăng giới hạn upload Phpmyadmin

Trên Xampp mặc định, Phpmyadmin chỉ cho phép upload file dung lượng tối đa 2MB. Nếu bạn muốn upload file dung lượng lớn hơn thì cần cấu hình Xampp PHP để upload file dung lượng lớn lên Server.

1. Cách 1: chỉnh file cấu hình file php.ini của PHP (đường dẫn tới file php.ini trong xampp là xampp\php\php.ini)

post_max_size = 200M 
upload_max_filesize = 200M
max_execution_time = 3000
max_input_time = 3000
memory_limit = 200M
Do mặc định PHP cho time-out là 30 giây. Nếu bạn cho phép người dùng upload 10M, thì bạn phải chỉnh file cấu hình cho thời gian time-out tăng lên.
Sau khi cấu hình xong nhớ khởi động lại server để hệ thống cập nhật lại.

2. Cách 2: chỉnh file .htaccess (file .htaccess nằm trong thư mục website)

Nếu bạn sử dụng Apache, bạn có thể chỉnh file .htaccess như sau:
php_value upload_max_filesize 200M 
php_value post_max_size 200M
php_value max_execution_time 3000


Kết quả sau khi chỉnh thành công:
Lưu ý:  Các bạn thực hiện chính xác cách chúng tôi hướng dẫn đặc biệt ở phần code, chỉ cần sai một kí tự là bạn không upload thành công
Hy vọng bài viết của chúng tôi có thể giúp các bạn tăng giới hạn upload Phpmyadmin trên Xampp.

Tăng kích thước giới hạn File Upload cho Website WordPress

04:31 Thêm bình luận
Chào bạn đọc,
Để tăng kích thước File Upload trong WordPress lên mức tối đa nhất, mình đã sưu tầm được 3 cách cho bạn:

1. Bạn vào Theme Functions File thêm đoạn mã sau để bạn có thể tăng kích thước tải lên:
 2. Tạo hoặc Chỉnh sửa file PHP.INI hiện tại. Trong tập tin đó thêm mã sau đây:
 3. Sửa đổi các tập tin .htaccess trong thư mục gốc, bạn có thể tăng kích thước upload tối đa trong WordPress. Mở hoặc tạo ra các tập tin .htaccess trong thư mục gốc và thêm các mã sau đây:
Bạn thử xem nhé. Thân ái!
Bạn có thể xem lại hướng dẫn cài đặt WordPress trong case study của mình để biết cách thực hiện cấu hình và thiết lập chính xác. Nếu bạn đọc có những ý kiến đóng góp nào khác về cách tăng kích thước giới hạn File Upload cho Website WordPress xin hãy để lời bình luận phía dưới để giúp bạn đọc biết cách xử lý tình huống này. Cảm ơn bạn đọc đã ghé thăm Blog Hoàng Luyến

Ảnh: Hỏi cách tăng kích thước giới hạn File Upload cho Website WordPress?

1. Chỉnh sửa trong file functions.php trong Theme
Từ Dashboard bạn truy cập Appearance > Editor > Tìm file functions.php và thêm đoạn code này vào dưới cùng sau đó lưu lại. Nhớ xóa Cache.
@ini_set( 'upload_max_size' , '64M' );
@ini_set( 'post_max_size', '64M');
@ini_set( 'max_execution_time', '300' );
2. Thêm giá trị vào file php.ini
Để thêm được đoạn Code bên dưới vào file php.ini thì bạn phải mở FileZilla ra và tìm File này ngay trong thư mục gốc của website. Nó ngang hàng với wp-admin, wp-content … Nếu bạn không thấy, hãy sử dụng Notepad ++ để tạo một file mới > cho đoạn Code bên dưới vào > Lưu lại với tên php.ini > Upload lên thư mục gốc của website.
upload_max_filesize = 64M
post_max_size = 64M
max_execution_time = 300
3. Sử dụng File .htaccess để chỉnh sửa
Nếu như 2 cách trên vẫn chưa được thì bạn hãy thêm đoạn Code bên dưới vào File .htaccess trong như mục gốc trên website của bạn. Cách làm như với file php.ini bên trên.
php_value upload_max_filesize 64M
php_value post_max_size 64M
php_value max_execution_time 300
php_value max_input_time 300
Bên trên là 3 cách đơn giản nhất để bạn tăng tối đa Kích thước Upload File trong WordPress.

Hướng dẫn đăng ký VPS Google miễn phí 1 năm (có hình minh họa)

07:44 Thêm bình luận
Chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách đăng ký VPS miễn phí từ Google, thời gian sử dụng 1 năm hoặc 300$ tùy điều kiện nào đến trước. Các bước đăng ký sẽ có ảnh minh họa và ghi chú kèm theo. Các bạn thực hiện tuần tự từng bước, nếu phát sinh lỗi hãy dùng chức năng bình luận cuối bài để hỏi nhé, mình sẽ hỗ trợ theo khả năng của mình
VPS Google Miễn Phí 1 Năm

Đăng ký VPS Google cần chuẩn bị những gì

  • Tài khoản Google đang hoạt động bình thường
  • Thẻ VISA prepaid hoặc VISA debit (có sẵn trong tài khoản 2$ ~ 50.000đ)

Bước 1 đăng ký tài khoản Cloud Google

Cách đăng ký VPS Google miễn phí – Bước 1

Bước 2 chọn quốc gia

Chọn quốc gia là Việt Nam, check vào 2 nút Yes bên dưới rồi bấm vào Agree and continue
Cách đăng ký VPS Google miễn phí – Bước 2

Bước 3 chọn loại tài khoản, khai báo địa chỉ, hình thức thanh toán

  • Chọn Account type là Individual, chọn Business sẽ bắt khai báo tên doanh nghiệp rất phức tạp
Cách đăng ký VPS Google miễn phí – Bước 3.1
Cách đăng ký VPS Google miễn phí – Bước 3.2
  • Phần How you pay mặc định là Automatic. Sau khi hết miễn phí (hết 300$ hoặc sau 12 tháng) cần xóa máy ảo hoặc xóa thanh toán, không sẽ bị trừ tiền trong thẻ
  • Phần Payment method khai báo các thông tin sau: Số thẻ, Thời gian hết hạn thẻ, Tên chủ thẻ (Xem ở mặt trước thẻ VISA) và số bảo mật CVC (3 chữ số, xem ở mặt sau thẻ VISA). Như đã nói ở đầu bài. Bạn cần có sẵn trong thẻ 1-2$ tùy ngân hàng. Số tiền này sẽ bị trừ và hoàn lại cho bạn sau đó. Mục đích là để Google xác minh bạn là người thật, có khả năng thanh toán chứ không robot đăng ký tự động
Cách đăng ký VPS Google miễn phí – Bước 3.3
  • Bấm vào Start my free trial

Bước 4 bắt đầu tạo máy ảo

Sau khi đăng ký thành công, ở giao diện chính bấm vào mục Compute Engine > VM Instances > Creat để bắt đầu tạo máy ảo
Cách đăng ký VPS Google miễn phí – Bước 4
Có thể bạn quan tâm

Bước 5 chọn cấu hình + HĐH cho máy ảo

  • Phần Name để mặc định hoặc khai báo tên cho dễ nhớ
  • Phần Zone là chọn vị trí Datacenter chứa máy ảo. Nên chọn Asia (Truy cập nhanh) hoặc US (Giá rẻ, truy xuất chậm hơn)
Cách đăng ký VPS Google miễn phí – Bước 5.1
  • Phần Machine type là tùy chọn dung lượng RAM, số core CPU. Tùy theo nhu cầu mà chọn cho phù hợp. Bên tay phải sẽ có giá tiền bạn phải thanh toán theo tháng tùy theo RAM và CPU (Trừ vào 300$ miễn phí mà Google tặng bạn)
Cách đăng ký VPS Google miễn phí – Bước 5.2
  • Phần Boot Disk bạn chọn hệ điều hành và dung lượng ổ cứng. Có rất nhiều tùy chọn hệ điều hành từ Centos, Ubuntu (Linux) cho đến Windows Server. Tùy theo ý định dựng máy chủ ảo phục vụ mục đích gì mà chọn HĐH và dung lượng ổ cứng phù hợp nhé. Bài viết này mình sẽ chọn Windows Server 2008
Cách đăng ký VPS Google miễn phí – Bước 5.3
  • Kiểm tra lại một lần nữa các thông tin rồi bấm nút Creat (Như trường hợp của mình thì mỗi tháng sẽ tốn 55.32$, như vậy là với 300$ Google tặng mình sẽ dùng được khoảng hơn 5 tháng)
Cách đăng ký VPS Google miễn phí – Bước 5.4

Bước 6 đặt username và password

Ở giao diện tiếp theo, bạn chờ một lúc cho máy chủ được khởi tạo.
  • Khi nào biểu tượng dấu check ở tên máy chủ hiện thành màu xanh. Chọn vào mục RDP ở cuối > Set Windows password để đặt pass
Cách đăng ký VPS Google miễn phí – Bước 6.1
  • Một cửa sổ nhỏ hiện lên, bạn tiến hành khai báo tên user (nhớ lưu lại để sau này remote vào server) > Bấm Set
Cách đăng ký VPS Google miễn phí – Bước 6.2
  • Password sẽ được tạo tự động (bạn cũng lưu lại để còn remote vào server nhé) > Bấm Close
Cách đăng ký VPS Google miễn phí – Bước 6.3
  • Tìm mục External IP rồi copy lại địa chỉ IP của máy ảo
Cách đăng ký VPS Google miễn phí – Bước 6.4

Bước 7 tiến hành remote vào máy ảo

  • Trên máy tính của bạn, bấm tổ hợp phím Window + R để mở trình Run
  • Nhập vào lệnh mstsc để mở Remote Desktop
  • Lần lượt nhập External IP > Username > Password đã lưu ở bước trước
  • Hưởng thụ thành quả của bạn

Các điểm cần chú ý khi đăng ký VPS Google

  • Thẻ VISA cần có sẵn 1-2$ để Google chứng thực thanh toán
  • Tùy theo cấu hình bạn lựa chọn mỗi tháng Google sẽ trừ vào 300$ miễn phí. Cần theo dõi thường xuyên để tránh phát sinh phí sau khi dùng hết 300$ này
  • Chỉ nên tạo 1 máy ảo. Tạo 2 máy ảo chi phí sẽ tăng gấp đôi > nhanh hết tiền
  • Sau 12 tháng hoặc hết 300$ sẽ hết miễn phí cần xóa máy ảo, xóa thẻ khỏi tài khoản, tránh phát sinh khoản thanh toán (vào ô search gõ Billing)
  • Không nên gian dối, qua mặt Google. Có nhiều khả năng sẽ bị khóa tài khoản Google, dẫn đến mất Gmail, mất tài khoản Youtube, Adsense…
  • Không chạy các script tăng traffic, tool leech file, tool ddos
Chúc các bạn thành công! Cảm ơn đã theo dõi bài viết của mình.