Cài đặt Sublime Text 3 và Plugins – Trình soạn thảo code tuyệt vời

20:21 Thêm bình luận


GIỚI THIỆU


Bài viết này, mình sẽ hướng dẫn các bạn sử dụng Sublime Text, cài đặt Plugins cho Sublime Text, hướng dẫn sử dụng Plugins Sublime Text.
Hello các bạn ! Trong chúng ta, những người đang là “lập trình viên”, ít nhất cũng đang sử dụng 1 công cụ soạn thảo code “ruột” cho mình, có người dùng Notepad++,PHPStormEclipseVisual Studio Code…hoặc MS Word thần thánh :D. Riêng bản thân mình từ khi mới vào lập trình (mình theo Web PHP) thì đã sử dụng Sublime Text 3 ngay từ đầu rồi và yêu nó luôn rồi. Nó rất nhẹ, dễ cài đặt, có thể dùng miễn phí ko cần mua key (cái này có code cr@ck), màu mè phân biệt rõ ràng, plugins phong phú, hỗ trợ mạnh mẽ.

DOWNLOAD SUBLIME TEXT 3

Các bạn có thể download Sublime Text 3 tại đây hoặc DOWNLOAD (kèm key cr@ck)
Cài đặt: 
Bạn vào đường dẫn chỉnh sửa vào thêm vào file host những dòng sau: C:\Windows\System32\drivers\etc
127.0.0.1       www.sublimetext.com
127.0.0.1       license.sublimehq.com

Tiếp theo dùng Key sau để Active nhé: 
----- BEGIN LICENSE -----
sgbteam
Single User License
EA7E-1153259
8891CBB9 F1513E4F 1A3405C1 A865D53F
115F202E 7B91AB2D 0D2A40ED 352B269B
76E84F0B CD69BFC7 59F2DFEF E267328F
215652A3 E88F9D8F 4C38E3BA 5B2DAAE4
969624E7 DC9CD4D5 717FB40C 1B9738CF
20B3C4F1 E917B5B3 87C38D9C ACCE7DD8
5F7EF854 86B9743C FADC04AA FB0DA5C0
F913BE58 42FEA319 F954EFDD AE881E0B
------ END LICENSE ------
Sublime Text 3 và cài đặt plugins

CÀI ĐẶT PACKAGE CONTROL

Từ khi biết tới Plugin của Sublime Text, mình cảm thấy tốc độ code nhanh hơn hẳn :)), nhưng mình ko khuyến khích các bạn mới code nhé, bạn nào nhập môn thì nên tự code chứ ko nên dùng Plugin, cho quen với việc tra cứu google đi đã, rồi 1 thời gian sau hẵng cài Plugin.
Để cài được Plugin thì các bạn phải cài Package Control trước. Nào ! Mở Sublime Text lên, chọn View -> Show Console hoặc Ctrl + `
Show Console
Rồi các bạn Paste dòng này vào phần Console vừa mở ở phía dưới cửa sổ Sublime Text rồi Enter, quá trình cài đặt sẽ bắt đầu tiến hành,  diễn ra trong khoảng 30s.
SUBLIME TEXT 3
import urllib.request,os,hashlib; h = '6f4c264a24d933ce70df5dedcf1dcaee' + 'ebe013ee18cced0ef93d5f746d80ef60'; pf = 'Package Control.sublime-package'; ipp = sublime.installed_packages_path(); urllib.request.install_opener( urllib.request.build_opener( urllib.request.ProxyHandler()) ); by = urllib.request.urlopen( 'http://packagecontrol.io/' + pf.replace(' ', '%20')).read(); dh = hashlib.sha256(by).hexdigest(); print('Error validating download (got %s instead of %s), please try manual install' % (dh, h)) if dh != h else open(os.path.join( ipp, pf), 'wb' ).write(by)
Package Control
Để cài đặt Plugin các bạn vào Preferences -> Package Control -> Install Package.

CÀI ĐẶT CÁC PLUGIN HỖ TRỢ

1. Emmet

Đây là Plugin giúp gợi ý các thẻ, cú pháp, thuộc tính của HTML và CSS nhanh chóng, rất hữu ích cho các bạn code giao diện HTML/CSS (Ví dụ : gõ html5 -> rồi ấn Tabs).
Emmet

2. Bootstrap Snippets & Bootstrap Autocomplete

Hiện tại có 2 phiên bản cho Bootstrap 3 và Bootstrap 4, các bạn dùng Bootstrap nào thì tải plugin tương ứng về, mình thì dùng cả 2 nên tải cả 2 :D. Nó cũng tương tự như plugin Emmet ở trên, hỗ trợ code Bootstrap nhanh chóng, kết hợp cái này với cái trên thì code giao diện nhanh lắm.
Docs của phần Bootstrap Snippets : Plugin này hỗ trợ các gõ nhanh 1 template dựng sẵn của Bootstrap.
Ví dụ : Các bạn muốn làm 1 đoạn code của Navbar trong Bootstrap, thay vì phải lên trang chủ Bootstrap hoặc ở đâu đó để copy đống code đó về, thì đơn giản chỉ cần gõ
bs3-navbar + Tabs là xong.
Bootstrap Snippnet
Docs của phần Bootstrap Autocomplete : Plugin này hỗ trợ gợi ý các class có trong Bootstrap.
Bootstrap Autocompleted

3. AutoFileName

Plugin này giúp các bạn trỏ tới đúng file cần chèn vào, như các file css – js – image
AutoFileName

4. Side Bar Enhancements

Cung cấp 1 menu cho Side Bar phong phú đa dạng hơn các tùy chọn
Side Bar Enhancements

5. Alignment

Hỗ trợ các bạn trong việc chăn chỉnh tự động các dấu cho đồng đều, thẳng đẹp. Bôi chọn vùng cần căn chỉnh rồi ấn Ctrl + Alt + A
Alignment

6.  BracketHighlighter

Hiển thị thẻ đóng và mở để dev có thể dễ nhìn hơn, một plugin rất hữu ích khi code HTML
BracketHighlighter

7. Key bindings format code

Nó ko phải là 1 plugin, mà chỉ là 1 đoạn mã key, thiết lập phím tắt, được mấy cao nhân tìm tòi ra.
Vào Preferences -> Key Bindings -> paste đoạn mã dưới vào phần Default (windows).sublime-keymap – User -> sau đó lưu lại.
[
{ “keys”: [“ctrl+shift+r”], “command”: “reindent” , “args”: { “single_line”: false } }
]
Chỗ Ctrl + Shift + r kia các bạn có thể thay đổi thành phím tắt khác cũng dc, như mình thì mình để tổ hợp phím đó.
Key bindings format code

8. Material Theme

Có khá nhiều theme cho Sublime Text, nhưng cá nhân mình thích cái này, nên chia sẻ cho các bạn tham khảo…
Vào Package Control và gõ “material theme” là nó ra
Material Theme

9. Seti_UI

Cái này nó cũng là một theme, có cả hiển thị icon theo các file, các bạn xem minh họa hình dưới. Cách cài đặt thì các bạn vẫn vào Package Control và cài nhé
Seti_UI

10. Color Highlighter

Ai code CSS sẽ rất thích cái này, support hiển thị màu của mã luôn. Rất tiện lợi.
Color Highlighter

11. Color Picker

Lại rất tiện cho ông nào code CSS, chỉ cần ấn Ctrl + Shift + C là show ra bảng màu để chọn một cách dễ dàng.
Color Picker

12. Materialize

Theme này cũng đẹp luôn, khá nhiều tùy chọn, nhưng mình thích giao diện này, vì cột sidebar với cả khung làm việc chính nó cùng màu, nhìn hòa quyện.

Bài 1: MVC PHP - Mô hình MVC

17:42 Thêm bình luận

1. Mô hình MVC là gì?

Từ hồi đi học mình đã tiếp xúc với mô hình 3 lớp, đến khi ra trường thì mình mới tiếp xúc tới mô hình MVC và mình bắt đầu tìm hiểu từ đó. Kể ra lúc đó cũng ngu, mà ngu một phần thôi mà vì nghèo nhiều hơn, mình học công nghệ thông tin nhưng không có điều kiện vật chất để sở hữu máy tính sớm nên không có cơ hội học online được, mãi khi ra trường mới được mở rộng tâm mắt.
MVC là chữ viết tắt của Model - View - Controller, đây là một mô hình kiến phần mềm được tạo ra với mục đích quản lý và xây dựng dự án phần mềm có hệ thống hơn. Mô hình này được dùng khá rộng rãi và đặc biệt là trong các ngôn ngữ lập trình web. Trong PHP hiện tại có khá nhiều Framework và tất cả đều xây dựng từ mô hình MVC, từ đó bạn có thể thấy sự quan trọng của nó như thế nào rồi đấy.
Trong mô hình này thì:
  • Model: có nhiệm vụ thao tác với cơ sở dữ liệu, nghĩa là nó sẽ chứa tất cả các hàm, các phương thức truy vấn trực tiếp với dữ liệu và controller sẽ thông qua các hàm, phương thức đó để lấy dữ liệu rồi gửi qua View
  • View: có nhiệm vụ tiếp nhận dữ liệu từ controller và hiển thị nội dung sang các đoạn mã HTML, bạn có thể hiểu nôm na đây người ta còn gọi là thành phần giao diện.
  • Controller: đóng vài trò trung gian giữa Model và View. Nó có nhiệm vụ tiếp nhận yêu cầu từ client sau đó xử lý request, load model tương ứng và gửi data qua view tương ứng rồi trả kết quả về cho client
Nhìn vào mô hình này các bạn thấy giữa model và view không hề có mối liên hệ mà nó sẽ thông qua controller để giao tiếp với nhau. Hiện trên mạng có khá nhiều mô hình vẽ ra nhưng mình thấy nó quá rắc rối nên mình chọn hình này cho bạn dễ hiểu nhất.

2. Ưu điểm và nhược điểm mô hình MVC

Bây giờ mình liệt kê một số ưu điểm và nhược điểm của mô hình MVC nhé.
Ưu điểm:
  • Hệ thống phân ra từng phần nên dễ dáng phát triển
  • Chia thành nhiều modun nhỏ nên nhiều người có thể làm chung dự án
  • Vấn đề bảo trì cũng tương đối ok, dễ nâng cấp
  • Dễ dàng debug trong quá trình xây dựng
Nhược điểm:
  • Hệ thống sẽ chạy chậm hơn PHP thuần, tuy nhiên nó ko phải là vấn đề :D
  • Xây dựng cầu kì và mất thời gian để xây dựng thư viện, cấu trúc
Xét về ưu và nhược thì rõ ràng nên xử dụng MVC phải không nào các bạn :D

3. Luồng xử lý trong mô hình MVC

Ok bây giờ mình sẽ đưa ra một ví dụ về luồng xử lý trong mô hình MVC nhé.
Giả sử bạn đang xem một bài tuts trên website freetuts.net có URL là https://chitrung.name.vn/rewrite-url-trong-codeigniter-344.html thì hệ thống MVC sẽ xử lý như sau:
  • Bước 1: Dựa vào yêu cầu của bạn là xem bài viết có id=344 nên controller sẽ gọi tới một hàm lấy dữ liệu theo id trong model
  • Bước 2: Sau khi có dữ liệu controller sẽ gửi qua View, lúc này view có nhiệm vụ xử lý dữ liệu và convert thành nhữn đoạn mã HTML
  • Bước 3: Sau khi view kết thúc thì controller sẽ gửi trả nội dung HTML của view về cho client nên bạn sẽ xem được nội dung của bài tus có id=344
Cũng hơi rắc rối nhưng hy vọng bạn hiểu :3

4. lời kết

Đây là bài đầu tiên trong serie xây dựng project MVC nên mình chỉ giới thiệu khái niệm mô hình MVC là gì, các thành phân cơ bản trong mô hình MVC như modelcontroller và view. Bài này về khái niệm mình viết ở dạng hiểu riêng nên có thể nó không giống với những bài ở các trang khác nhưng chung quy lại nó cũng giống nhau cả thôi. Bài tiếp ta học cách xây dựng cấu trúc folder trong mô hình MVC, chúc bạn học tốt

Tăng kích thước giới hạn File Upload cho Website WordPress

16:57 Thêm bình luận

Để tăng kích thước File Upload trong WordPress lên mức tối đa nhất, mình đã sưu tầm được 3 cách cho bạn:
1. Bạn vào Theme Functions File thêm đoạn mã sau để bạn có thể tăng kích thước tải lên:
 2. Tạo hoặc Chỉnh sửa file PHP.INI hiện tại. Trong tập tin đó thêm mã sau đây:
 3. Sửa đổi các tập tin .htaccess trong thư mục gốc, bạn có thể tăng kích thước upload tối đa trong WordPress. Mở hoặc tạo ra các tập tin .htaccess trong thư mục gốc và thêm các mã sau đây:
Bạn thử xem nhé. Thân ái!
Bạn có thể xem lại hướng dẫn cài đặt WordPress trong case study của mình để biết cách thực hiện cấu hình và thiết lập chính xác. Nếu bạn đọc có những ý kiến đóng góp nào khác về cách tăng kích thước giới hạn File Upload cho Website WordPress xin hãy để lời bình luận phía dưới để giúp bạn đọc biết cách xử lý tình huống này. Cảm ơn bạn đọc đã ghé thăm Blog.